Chuẩn bị kịch bản giúp giảm thiểu sự cố tràn dầu

Theo bản đồ phân bố các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố tràn dầu, khu vực cảng biển miền Nam, các cảng thuộc TP.HCM, Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai… đều thuộc khu vực nhạy cảm, dễ xảy ra sự cố tràn dầu.

Đây là khu vực có nguy cơ cao về các sự cố tràn dầu và khi xảy ra sự cố dễ gây hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn nước tưới tiêu và thủy sinh nuôi trồng thủy hải sản trên dòng sông Thị Vải và Khu sinh thái Cần Giờ. Do đó, việc tham gia ứng phó sự cố tràn dầu kịp thời của các khu vực này rất quan trọng.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc quy định: Các doanh nghiệp, đơn vị cảng biển, chủ các phương tiện đường thủy phải xây dựng các kịch bản và tình huống giả định để có thể chủ động trong mọi tình huống; lập phương án và kế hoạch xử lý sự cố tràn đầu và chủ động trong các tình huống tràn dầu trên biển, khắc phục sớm nhất tránh gây hậu quả nghiêm trọng ô nhiễm môi trường.

Tháng 4 vừa qua, Tổng cục Môi trường cũng bắt tay xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Dự thảo Nghị định). Trong đó Vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố tràn dầutrong hoạt động dầu khí, hàng hải và các sự cố rò rỉ, tràn dầu khác bị phạt từ 120 triệu đến 1 tỷ đồng. Đồng thời buộc phải khắc phục hậu quả.

Một đại diện ban soạn thảo cho biết, theo dự thảo nghị định xử phạt vị phạm hành chính mới, khi doanh nghiệp hoặc cá nhân, chủ phương tiện đường thủy để xảy rasự cố tràn dầu, phải chủ động tìm biện pháp ứng phó và  khắc phục sự cố tràn dầutrong thời gian sớm nhất.

Nếu doanh nghiệp không chủ động hoặc không có đủ khả năng ứng phó sự cố tràn dầu thì các cơ quan quản lý vận tải đường thủy sẽ chủ động tìm kiếm các đơn vị có chức năng chuyên môn và đủ năng lực quả xử lý sự cố tràn dầu và các biện pháp khắc phục hậu  quả. Ngoài việc phải chi trả mọi chi phí cho việc khắc phục sự cố, doanh nghiệp còn phải chịu xử phạt nếu để gây hậu quả. Số tiền phạt có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, cao nhất là 1 tỷ đồng.

Hiện nay rất ít doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực này vì do chi phí đầu tư trang thiết bị, phương tiện và nhân lực rất lớn. Trong đó, doanh nghiệp phải đầu tư cho hệ thống tàu lai dắt, hệ thống trạm ứng cứu, phao quây trên diện rộng và trải dài ở nhiều địa phương để khi có sự cố nơi nào là có thể chủ động xử lý được ngay. Trong khi đó, nhân lực trong lĩnh vực này lại đòi hỏi phải được đào tạo bài bản…cấp  chứng chỉ hành nghề về khả năng ứng phó sự cố bảo vệ môi trường sông, biển.

HAIVANSHIP đang tham gia ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực Sông Thị Vải, Vũng Tàu.

Mới đây, Công ty CP Dịch vụ - Vận tải biển Hải Vân (HAIVANSHIP) đã đầu tư hệ thống trạm ứng phó sự cố tràn dầu và tàu cứu hộ, canno cao tốc, phao quây dầu đặt tại các khu vực “nhạy cảm” này để chủ động ứng phó cứu hộ cho các doanh nghiệp Cảng biển. Công ty cũng thành lập đội ứng phó nhanh (08) 54171603 - Hotline: 0982054818.

Ông Phạm Hồng Phong, Chủ tịch HĐQT Công ty Hải Vân Ship cho biết, hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, điều quan trọng nhất là phải nhanh, kịp thời tránh để dầu lan rộng vì chi phí rất tốn kém và khó khắc phục hậu quả. Vì vậy, việc lập kịch bản về các sự cố sẽ giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro.

BẢO ANH

Theo Infonet
Zingnews

Xem trên báo điện tử ZING News tại đây


Nguồn tin: news.zing.vn